TÌM LẠI CHÍNH MÌNH - Khóa tu 265
Khóa tu học sáng nay về chủ đề đi tìm chính mình do thầy bổn sư Thích Trí Quảng và thầy thượng tọa Thích Nguyên Hạnh giảng. Phần đầu thầy Trí Quảng giảng về sự bản thân vật chất của con người. Mình nghĩ tôi làm chủ bản thân tôi, nó là của tôi và không bao giờ thay đổi giống như núi là núi và sông là sông. Nếu nói vậy, ta có thể cản cơ thể mình trước bệnh tật không? Ta có thể giữ mãi cái thân vật chất này không? Thật ra, thân ta từ nhỏ đến lớn đều thay đổi và phát triển. Nó sẽ mất đi vì " tứ đại phải trả về tứ đại". Vì vậy nếu ta cứ muốn giữ lấy mãi thân mình thì chỉ thêm đau khổ. Thầy nói như vậy không phải để chúng ta cảm thấy chán nản về cuộc sống này mà để chúng ta nhìn rõ sự thật và có hướng đi đúng đắn.
Con người chúng ta sinh ra sẽ theo hai hướng thiện và ác. Khi sinh ra trong một môi trường tốt hay xấu đều do phước báo hay nghiệp chướng đời trước để lại và sẽ kéo dài tốt đến 20 tuổi từ khi sinh ra. Sau đó những gì chúng ta làm sẽ trở thành phước hay nghiệp trong hiện tại. Thầy bảo con người có những phước báo sau:
Thứ nhất là tâ hoan hỷ: trong lòng luôn hướng đến đều tốt đẹp, không buồn, ghét hay giận người khác. Thường thay đổi mình theo hướng tốt đẹp và luôn nhìn thấy điểm tốt đẹp ở người khác. Điều này phản ánh cái nhìn về cuộc sống của chúng ta, nếu ta là người tích cực thì hay nhìn thấy điều tốt trong cái xấu hay hoàn cảnh khó khắn. Còn ngược lại thì dù đối mặt với nhiều điều tốt ta vẫn luôn nhìn thấy những mặt xấu cùa vấn đề hay con người.
Thứ hai + thứ ba là lòng từ bi và trí tuệ: có tình thương người, muốn giúp người là rất tốt nhưng phải đi kèm với trí tuệ. Phài giúp người hướng đến cái tốt, không phải vì thương mà cứ giúp họ làm theo cái xấu. Thầy lấy ví dụ chuyện làm từ thiện, có người làm một thời gian rồi nói với thầy là không muốn làm nửa vì thấy toàn là không thật. Nếu không có trí tuệ thì những đều xấu có thể làm chết đi trái tim nhân hậu của chúng ta. Ví dụ thứ hai là chuyện Lưu Bình - Dương Lễ, Dương Lễ muốn Lưu Bình phấn đấu làm người thay vì suốt ngày rượu chè, chơi bời đến xa cớ thất thế. Thay vì đền ơn bằng cách đem vào nhà nuôi lại thì có lẻ Lưu Bình lại tiếp tục cuộc sống như vậy..cái trí tuệ của Dương Lễ là xỉ nhục Lưu Bình và đuổi đi, đồng thời nhờ vợ là Châu Long tạo động lực để Lưu Bình sôi kinh nấu sử mà đi thi.
Thứ tư là bạn bè tốt: hãy cố tìm và gìn giữ những người bạn tốt thật sự.
Những điều thầy bổn sư truyền đạt chì là gợi ý, sau đó thầy Nguyên Hạnh mới giải thích rõ hơn và đi xâu hơn về chủ đề lớn này. Thầy cho rằng chúng ta nhiều khi cứ kiếm tìm bản thân ở đâu đó, lòng luôn hướng ngoại nên có khi tìm cả đời vẫn không gặp bản thân mình. Đường đi tìm đúng là tâm hướng nội, quay về với bản thân của chính mình. Thầy bảo con người chúng ta hay bị trói buột bởi " sắc, thanh, hương,vị và xúc". Sắc đẹp, âm thanh hay, hương thơm, vị ngon và xúc cảm". Thầy cũng đề cập đến tam độc trong con người là " Tham, sân, si"đây là gốc của mọi vấn đề xãy ra. Tại sao gọi là độc vì nó ăn sâu trong con người, nếu không biết giải thì trúng độc ngày càng nặng và đánh mất bản thân. Qúa tham lam vật chất, ham kiếm tiền đến nổi quên mất sức khỏe của bản thân đến khi bệnh thì mới biết. Sân hận, chấp nhất hay si mê.
Khi chúng ta tìm được chính mình là khi chúng ta nhìn thấy những lỗi lầm của mình, nhìn thấy căn nguyên khổ đau của mình vì tham gì, sân gì và si mê gì mà ra. Khi biết được rồi, buông bỏ thì mới thấy sự thanh thản. Ví dụ như ghét một ai đó, mình luôn cho rằng mình ghét người đó vì họ thế này, thế kia, nhìn là thấy ghét...nhưng có bao giờ mình nghĩ là mình có mệt khi cứ mang trong lòng sự ganh ghét một ai đó, hay là mình đúng hết mọi thứ, chỉ có người ta sai. Đến khi mình không còn ghét người ta nửa, hay mình quên mất là ghét vì chuyện gì thì lúc đó mình đã buông bỏ, gánh mới nặng, buông gánh thì chắc chắn sẽ nhẹ hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét