Câu chuyện gia đình
Đây là khía cạnh vô cùng quan trọng đối với mình, trước đây chính gia đình vừa là động lực nhưng cũng vừa áp lực của mình trong suốt hơn 30 năm. May mắn là mình thông suốt vấn đề và tách biệt sự ảnh hưởng đó.
Cái trăn trở lớn nhất của mình hiện tại là mối quan hệ của cha vợ vs con rể, con trai vs cha. Trong những năm qua, mình cũng cố gắng nói chuyện trao đổi nhiều với các bên mà dường như ngày càng tệ hơn. Ai cũng có vấn đề nhưng vấn đề lớn nhất là vẫn là câu chuyện " muốn người khác theo ý mình" và "yêu thương và bao dung". Bây giờ mình thấy rõ cái trải nghiệm " người ta khổ vì tham sân si nhưng cũng sống vì nó".
Cái tôi của mỗi người quá lớn và với cha tôi thì càng lớn hơn. Tôi rất hiểu suy nghĩ của ông ấy, nỗi bận tâm và sợ hãi. Tôi từng như thế nên tôi biết rõ, cảm giác cứ sợ bị đánh giá và sợ người khác vượt bậc hơn mình. Điều không thể chấp nhận là những đứa trông lười biến lại là những đứa thông minh và hay có những sáng kiến hay. Nếu mình tốn cả ngày để làm 1 việc thì những bạn lười có thể nó tốn 1 - 2 tiếng, thậm chí là cảm giác không thể chụi nỗi khi nó phản đối ý kiến của mình một cách thẳn thừng. Cơ bản nằm ở tuy duy của mỗi người.
Tôi đang nghĩ đến cái tiệc họp mặt sinh nhật mình năm nay, tôi muốn nói lời cảm ơn cũng như gửi thông điệp về sự đoàn kết của gia đình, vì tôi muốn mỗi người phải tự nhìn lại chính mình. Ngoài kia, gia đình nào cũng bao nhiêu là chuyện, và ngay cả mối quan hệ anh/chị/em của cha mẹ tôi cũng đâu có yên ổn và hòa thuận, toàn là bằng mặt mà ko bằng lòng. Tôi muốn dùng sự chân thành, tình yêu thương của mình để lay động trái tim của mọi người nhất là cha mẹ, anh rể và Tony, những nhân vật mà nghiệp duyên chồng chất với nhau. Gia đình phải là chỗ dựa tin thần vững chắc và mọi người phải gắn kết, yêu thương nhau nếu không khi có dễ tan rã khi có biến cố lớn.
Tôi sẽ nói:
" Cảm ơn mỗi cá nhân trong nhà đã xây dựng và chăm sóc lẫn nhau khi con không có ở đó và làm công việc của riêng mình"
- Cha mẹ : con nghĩ là không có từ ngữ diễn tả sự biết ơn to lớn. Khi con ở đáy sâu của sự hụt hẫng, học dốt vì tối dạ. Cha mẹ ko bỏ cuộc, nhất là cha, luôn động viên và có 1 câu nói con luôn nhớ là nếu con học không được thì mình học nghề ko sao cả. Mẹ thì ít nói chuyện hơn nhưng con học ở mẹ sự quyết đoán và lạc quan vui vẻ. Kiểu thua keo này thì bày keo khác.
- Người chị thì thôi - hết mình vì em. Lo lắng mà nhiều khi tưởng mẹ lo cho con. Thật ra, khi em ra ngoài sống , trải qua nhiều chuyện thì em mới hiểu và thương chị hơn. Khi chị bệnh thì em lại học ở chị tinh thần chiến binh. Nhiều khi em mệt mõi, muốn buông tay thì em nhớ tới sự kiên cường của chị, em lai tiếp tục cố gắng.
- Anh rể - người đàn ông em chọn. Những gì anh nói bên ngoài nó xãy ra y chang vậy. Khi ở trong nhà, mình có thể làm mình làm mẫy, ta đây, ích kỹ vì được yêu thương nhưng khi bên ngoài, mỗi một việc mình làm, nói , đều phải rất thận trọng. Có khi nhúng nhường vì phải đối diện và tiếp tục với họ. Những năm qua anh đã hỗ trợ gia đình này rất nhiều, từ việc chăm sóc cha mẹ, xử lý công việc, rồi nhà cửa đất đai mở rộng. Những sáng kiến hữu ích của anh. Trong lòng của em anh như anh ruột của em.
- Tony & bé My thì cảm ơn vì cũng ngoan và vẫn hoàn thiện bản thân mình.
Xong cái cảm ơn thì có 1 điều trăn trở. Khi còn nhìn thấy xung quanh gia đình mình, ngày càng có thêm đối tượng không thuận. Cơ bản mình giàu là người ta đã ko ưng, đối thủ cạnh tranh, chính quyền ...mọi thứ bên ngoài thay đổi và phức tạp hơn. Cho nên trong nhà mình, mỗi thành viên sẽ là một chiến binh gắn kết với nhau, tận dụng thế mạnh của nhau và bao dung cho nhau. Trong nhà mà ko đoàn kết thì khó chống đỡ khi có biến đổi lớn. Cha mẹ có thể xem là trụ cột lãnh đạo của gia đình cần quán triệt điều này. (Suy nghĩ điểm này - có bị phản cảm - hay chỉ dừng lại ở cảm ơn và và nhấn mạnh sự đoàn kết)
Suy nghĩ tiếp...!
Nhận xét
Đăng nhận xét