Suy Nghĩ Về Clip " Học Sinh bị thầy giáo tát" ở Bình Định
Cuối cùng thì vụ thầy giáo đánh học sinh đã bị sa thải khỏi trường và học sinh đánh lại thầy thi bị đình chỉ học tập có thời hạn. Sáng nay, lại đọc được bài viết về " học trò nam rơi nước mắt nếu kéo thầy ở lại" và một loạt những ý kiến cho rằng học sinh bây giờ đáng bị tát như thế. Có người còn bảo "nếu thầy tát con tôi một cái, tôi sẽ tát nó thêm một cái nửa, không cần giải thích". Mình còn nhớ khi clip này được tung lên mạng và được báo chí đăng tải thì có vô số những ý kiến cho rằng hành động tát học trò như thế là vô đạo đức, không xứng đáng làm thầy.
Điều này làm mình nhớ đến vụ " giữ trẻ ở nhà trẻ" sau khi clip lên báo và phát tán thì hầu như ai cũng phẩn nộ trước hành động dã man của người giữ trẻ nhưng mà khi họ bị kết án tù cho hành động của mình thì cũng lại có những ý kiến cho là đáng thương, thấy tội nghiệp. Ngay sau đó thì có bài viết của một tác giả " người Việt cười nhiều quá", ngay lập tức cũng có những phản ứng ủng hộ và phản đối.
Cá nhân mình thấy thế này, tấm lòng thương người là rất quý, không phải ai cũng có được nhưng mà tình thương phải đặt đúng chổ và phải dùng lý trý để phán xét. Người làm điều xấu phải bị trừ trị để làm gương răng đe người khác. Nếu khuyên răng nhắc nhở không được thì phài áp dụng những biện pháp kỷ luật thích đáng. Tại sao Singapore phải treo bàng phạt tiền cho việc xã rác bừa bãi hay hút thuốc nơi không được phép, đó vì là phải có phạt thì người ta mới tuân thủ và cũng vì thế mà người Singapore tự hào là quốc gia sạch hàng đầu thế giới. Quay lại chủ đề, nghành nghề nào cũng có áp lực riêng của nó và nhưng điều quan trọng là chúng ta ứng phó thế nào với những áp lực ấy. Không có một công việc nào mà dễ dàng hay thuận lợi đến mức người ta không cần phải suy nghĩ hay căng thẳng để giải quyết. Mình có ý kiến cá nhân về hai trường hợp trên như sau:
1. Bạo hành trẻ em là không chấp nhận được. Phải phạt nặng để làm gương, để cho họ thấy được làm sai là phải chịu trách nhiệm.
2. Thầy giáo bị sa thải mình cho là quyết định đúng. Mình không ủng hộ việc học sinh phản khán đánh lại thầy nhưng thấy tát học sinh đến thủng màng nhỉ và nhập viện thì câu nói " thương cho roi cho vọt" là không đúng trong trường hợp này. Có một số người cho hành động đó là đúng vì có thể người thân của họ, con cháu họ chưa nằm trong trường hợp này. Nếu con họ bị thấy đánh như thế, mà họ vẫn cho là con mình đáng bị như vậy thì mình không còn ý kiến gì nữa. Việc thầy giáo bị sa thải có thể là một cú shock vớii người thầy ấy nhưng mình nghĩ sẽ tốt cho anh ấy. Vì anh ta sẽ có thơì gian suy nghĩ nhiều hơn về hành động của mình cũng như hậu quả mà anh ta làm. Biết đâu sau sự cố này, anh ta sẽ biết kiềm chế cãm xúc tốt hơn và xứng đáng là một người thầy trong tương lai.
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/video/video-gay-soc-cong-dong-hoc-tro-bi-tat-danh-lai-thay-giao-2955177.html
Điều này làm mình nhớ đến vụ " giữ trẻ ở nhà trẻ" sau khi clip lên báo và phát tán thì hầu như ai cũng phẩn nộ trước hành động dã man của người giữ trẻ nhưng mà khi họ bị kết án tù cho hành động của mình thì cũng lại có những ý kiến cho là đáng thương, thấy tội nghiệp. Ngay sau đó thì có bài viết của một tác giả " người Việt cười nhiều quá", ngay lập tức cũng có những phản ứng ủng hộ và phản đối.
Cá nhân mình thấy thế này, tấm lòng thương người là rất quý, không phải ai cũng có được nhưng mà tình thương phải đặt đúng chổ và phải dùng lý trý để phán xét. Người làm điều xấu phải bị trừ trị để làm gương răng đe người khác. Nếu khuyên răng nhắc nhở không được thì phài áp dụng những biện pháp kỷ luật thích đáng. Tại sao Singapore phải treo bàng phạt tiền cho việc xã rác bừa bãi hay hút thuốc nơi không được phép, đó vì là phải có phạt thì người ta mới tuân thủ và cũng vì thế mà người Singapore tự hào là quốc gia sạch hàng đầu thế giới. Quay lại chủ đề, nghành nghề nào cũng có áp lực riêng của nó và nhưng điều quan trọng là chúng ta ứng phó thế nào với những áp lực ấy. Không có một công việc nào mà dễ dàng hay thuận lợi đến mức người ta không cần phải suy nghĩ hay căng thẳng để giải quyết. Mình có ý kiến cá nhân về hai trường hợp trên như sau:
1. Bạo hành trẻ em là không chấp nhận được. Phải phạt nặng để làm gương, để cho họ thấy được làm sai là phải chịu trách nhiệm.
2. Thầy giáo bị sa thải mình cho là quyết định đúng. Mình không ủng hộ việc học sinh phản khán đánh lại thầy nhưng thấy tát học sinh đến thủng màng nhỉ và nhập viện thì câu nói " thương cho roi cho vọt" là không đúng trong trường hợp này. Có một số người cho hành động đó là đúng vì có thể người thân của họ, con cháu họ chưa nằm trong trường hợp này. Nếu con họ bị thấy đánh như thế, mà họ vẫn cho là con mình đáng bị như vậy thì mình không còn ý kiến gì nữa. Việc thầy giáo bị sa thải có thể là một cú shock vớii người thầy ấy nhưng mình nghĩ sẽ tốt cho anh ấy. Vì anh ta sẽ có thơì gian suy nghĩ nhiều hơn về hành động của mình cũng như hậu quả mà anh ta làm. Biết đâu sau sự cố này, anh ta sẽ biết kiềm chế cãm xúc tốt hơn và xứng đáng là một người thầy trong tương lai.
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/video/video-gay-soc-cong-dong-hoc-tro-bi-tat-danh-lai-thay-giao-2955177.html
Nhận xét
Đăng nhận xét