Tâm sự cùng cha mẹ!

 


Chủ đề gia đình mình chưa bao giờ đề cập vì với mình nơi đây luôn là điều tuyệt vời với mình. Mình may mắn có một gia đình hạnh phúc, bố mẹ hoàn thuận, nhất là bố - người đàn ông chưa bao giờ buông tay mình dù hoàn cảnh thế nào, dù có những lúc trong quá khứ mình kém cõi nhất. Mẹ cũng là người thương mình nhưng tính mẹ thì nóng và hay nói nhưng rồi thì thôi. Vì vậy, mà mình chưa bao giờ nghĩ có một ngày mình nhận đươc thông tin shock đến mức mà mình đã không kèm được cảm xúc mà nói hơn 1 tiếng tại ngay lobby Sheraton. May là kiểm soát đủ âm lượng để không bị mời ra ngoài. 

Mình đi event GPTW, cty thắng giải top Best workplace. Mọi thứ đang rất vui vẻ cho đến khi chị gái gọi điện báo tin. Chị cũng suy nghĩ và phải cẩn trọng lắm khi đề cập vấn đề. Chị nói " mẹ giận mày" lúc này thì mình vẫn chưa có gì , cho đến khi chị nói " mẹ bảo mày tính toán với gia đình, Tết mọi khi đều mua vàng tặng mẹ, vậy mà năm nay vàng lên thì mày đổi sang đô. Rồi tiền mẹ gửi mày đặt cọc nhà, mày cũng giữ không gửi lại. Cái gì cho là cho , mà mượn thì phải trả ". Lúc đó, mình như muốn nổ tung, cái cảm giác bất ngờ và shock, đau lòng. Vì mình không tưởng tượng nổi có một ngày, người mẹ mình yêu thương lại hiểu mình như thế và nghĩ mình như vậy. 

Thầy Minh Niệm từng nói "người mình yêu thương sẽ là người làm mình đau nhất vì đối với người khác thì mình đã có sự phòng bị, thậm chí chằng quan tâm nên làm họ có thể chạm đến mình". Nhưng người mình thương là người mình mở lòng, sống thật nên kiểu ko có phòng vệ. Suy nghĩ đó chạm tới giá trị cá nhân của mình, trước giờ với người ngoài mình chưa hề để mất uy tín dù chỉ một lời hứa , nói chi là chuyện tiền bac. Lúc đó mình nói thẳng với chị, mình tính toán , gom vô cho mình để làm gì, khi bản thân không con cái, hiểu rõ chuyện vô thường được mất, sống nay có biết ngày mai. Còn việc mình thấy vàng lên mà không mua vì nó lên gía quá vô lý, với số tiền chêch lêch mình có thể mua cái khác hợp lý hơn. 

Mình luôn thể hiện mình là người tính trong chuyện tiền bạc với con cháu vì quan điểm của mình rất rõ, ví dụ mình cho cháu mình 2 triệu nó thể thấy vui, nó mua 1 món đồ nó thích nhưng đối với 1 số người họ có thể ăn trong 1 tháng. Cho nên mình sẵn sàng quyên góp từ thiện vì mình biết nó thể giúp ai đó thay đổi cuộc đời , hoặc ít ra là cho họ bớt gánh nặng. Cơ bản nhà mình đã rất may mắn về chuyện tiền bạc. Mình cũng biết ơn vì mọi thứ thuận lợi với gia đình. Rồi nói mình gom góp cho bản thân, mình sống một mình cũng phải để dành một ít phòng thân khi cần, nhưng cái quan trọng là vài tháng mình gửi về cho mẹ giữ tiền mấy trăm triệu với mục địch để mẹ thấy vui và yên tâm là con mình nó sống không xa hoa, có tiền để dành. 

Và điều mình cực kỳ bức xúc là tại sao không hỏi mình, hoặc nói rõ với mình, mà tự suy diễn rồi nói mình như thế. Nếu thích vàng thì cứ nói , hay việc gửi lại tiền thì cứ bảo. Đối với cha mẹ mình nghĩ quá đơn giản vì có mấy triệu hay vài chục thì có đáng là gì nên có phần chủ quan. Rồi mình cũng bức xúc khi nhớ lại, mỗi lần nói về ai đó làm việc vất vã thì mẹ lại bảo mình sung sướng lắm, đi chơi không thôi. Điều này, ban đầu mình nghĩ nói đùa nhưng nhiều lần đến nỗi mình nói thẳng với chị gái không lẽ mẹ muốn em phải đau khổ, quần quật như người ta mới thoả lòng. 

Và một điều mình bức xúc là tai sao gia đình yên ổn thì không muốn , ko lo kiếm ăn mà kiếm chuyện. Con cái người ta quậy tới xã hội đen đến nhà đòi nợ. Hoặc là có gia đình mà con dâu, rể hụt hặc, dọn nhà ra đi...toàn là chuyện động trời. Trong khi đó , nhà thì ai cũng lo làm việc, chị em thì hoà thuận, cháu thì hiếu thảo , bao nhiêu người ganh tỵ đến ghen ghét. Lúc đó, mình nghĩ nếu ngồi xuống nói chuyện, chất vấn thì mình sẵn sàng đáp trả. Bao năm qua, mình vất vã thế nào, chịu đựng ra sao để có chút thành tích nhỏ này. 

Được cái là nói ra hết cái nhẹ lòng và bình tĩnh lại. Và một điều chị mình nói làm mình tỉnh ra "trổ nghiệp" có những điều trước giờ không có nhưng giờ làm và nói có thể do nghiệp dẫn dắt. Sau khi ngủ dậy, tâp thể dục mình nghĩ về chữ "nghiệp'. Tự nhiên mình nhớ câu chuyện bất hoà đến chữi nhau của ông ngoại, dì dượng, cha mẹ nhiều năm trước , phải đến khi bà ngoại mất đi thì mới giảm nhẹ xuống. Và mấu chốt là hiểu lầm và không có ai đủ tỉnh táo để trao đổi, tìm hiểu. Tất cả bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp lực đó. 

Tự nhiên, mình nghĩ nếu đó là nghiệp của mẹ thì mình phải có trách nhiệm giúp mẹ vượt qua. Mình cũng nhìn lại và tự đặt câi hỏi " bản thân có đang nhìn vấn đề với con mắt từ bi , cảm thông và yêu thương không? Đã ngồi xuống nhẹ nhàng chia sẽ giải thích chưa? Nếu cha mẹ không hiểu thì mình giaỉ bày. Một buổi trao đổi thân tình để các bên hiểu nhau, và thống nhất cách đối xử. Tự nhiên mình thấy công phu tu tập áp dụng những lúc như thế này đây. Lấy tình thương để đối trọng với nghiệp lực để giảm nhẹ phần nào. 

Sẽ có một buổi nói chuyện tuần sau...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến