Có phải sự an toàn quá lâu dẫn đến lười thay đổi và dễ sợ hãi trước khó khăn?

Gần đây, bên trong mình đôi khi nổi lên những sự sợ hãi vô cớ, trống trãi và vô định. Có những nỗi sợ mình không biết mình làm gì và đi về đâu. Có cảm giác nhưng Amydala đang bị kích hoạt âm thầm khiến bản thân không kết nối được với não trước trán (nơi chứa đựng ước mơ, hoài bão, kinh nghiệm sống)

Chiêm nghiệm lại, mình tự hỏi điều gì đang xãy ra hay vũ trụ đang muốn mình nhận ra điều gì. 30 năm trước điều thôi thúc mình phấn đấu mỗi ngày là chứng minh bản thân, nâng cao giá trị bản thân, không để bản thân bị coi thường, độc lâp kinh tế. Điều đó khiến mình không thật sự vui nhưng nó cũng là một động lực trong cuộc sống. Mình nhớ lại những thử thách trong cuộc đời đã rèn dũa mình thế nào:

1. Từ nhỏ đã sống trong sự chêu trọc của mọi người vì ẻo lả như con gái, ai cũng có thể trêu, chọc. Thậm chí đến một đứa trẻ nhỏ hơn chục tuổi vẫn có thể trêu mình giữa quán ăn mà không ngần ngại.

2. Rồi lớp 7, lại nhận ra người mình crush bấy lâu, người đối xử tốt với mình, tôn trọng mình bấy lâu chỉ để bạn ấy tìm cơ hội cua người con gái bạn thích. Còn về học tập, thì lần đầu tiên một học sinh giỏi trong nhiều năm thi toán có 2 điểm và kết quả có 4.9 Toán khống chế mất luôn danh hiệu học sinh giỏi.

3. Trong những năm cấp 3, tận đại học, cảm giác thích 1 người bạn mà không được nói ra, vì nói ra chắc chắn sẽ mất tất cả. Còn nhớ như in cảm giác hụt hẩng tận 2 lần khi nhận ra, mình ngộ nhận tình cảm người khác và lần 2 là chứng kiến cảnh tượng 2 đôi dép của crush và bạn mình trước cửa phòng. 

Còn về học tập, công việc thì cũng găp những người sếp, những trường hợp tạt nước lạnh vào mặt:

1. Thầy Vật Lý kêu lên bảng làm bài mà thật là không hiểu và cái kết nhục mặt khi đứng đơ ra và thầy phán một câu " Nhìn tập trung nghe giảng, gật gù mà cũng chả biết gì"

2. Lúc đi học đại hoc trong nước hay ngoài nước thì đều mờ nhạt đến không ai nhận ra mình. 

3. Sếp đầu đời " sếp ơi, đã email, call, fax khách mời nhưng học vẫn không hồi đáp. Có cách nào khác không? Sếp nhẹ nhàng trả lời hỏi ai đó với câu hỏi này, 4h giờ chiều chị muốn có kết quả"

4. Đón khách VIP không kịp ăn tối, ngồi nhai bánh mỳ lúc 1g sáng thì một chị đồng nghiệp nữ bảo "oh, em ăn bánh mỳ, không kịp ăn tối, thương em, em thật chăm chỉ. Mày muốn nghe mấy từ đó hả, trước mắt tao chỉ thấy mày ngu, ngu vì không biết tự sắp xếp để ăn" rồi chị bỏ đi và ko quên nói, quầy đăng ký sẽ cần mày chuẩn bị lúc 4giờ nhé.

5. Rồi người sếp tiếp theo cũng rất giỏi nhưng quan niệm mày được thuê để làm tốt, còn sai thì phải bị chửi. Đập bàn, lớn tiếng là bình thường. Để lấy lòng ngừoi khác sẵn sàng chèn ép nhân viên mình. Nhớ mãi lời nhận xét khi đánh giá cuối năm " Anh rất giỏi, nhưng em cần cố gắng nhiều hơn" và mình cũng không biết cố gắng gi

6. Lần đầu tiên, làm phòng kinh doanh mà yếu thế nhất khách sạn. Làm ngày làm đêm, chỉ là hẹn ngày thử món mà bị bà bếp người Pháp nhẹ nhàng nói " đi làm, phải dùng cái não để nghĩ".

7. Rồi đến người sếp tiếp theo thì cũng gây áp lực đến tưởng chừng như mình quá tệ, không được ký tiếp hợp đồng. 

Rồi cuối cùng mình vươt qua hết những chướng ngại, có vi trí nhất định, có thu nhập tốt. Bản thân cũng thoải mái hơn, sức ép dường như không còn. Nhưng trong chính lúc này, bản thân lại xuất hiện những hiện tượng tâm lý như vậy. Mình tự nhìn lại, thì có vài điểm báo động.

* Một là bị cuốn theo video trên facebook, có khi ngốn tận mấy tiếng.

* Sợ bắt đầu, sợ mất những thứ đang có 

* Không đầu tư kiến thức cho bản thân như đọc sách, học thêm kỹ năng gì đó

* Có kế hoạch nhưng không chi tiết, nói chung không SMART. Quan trọng hơn kế hoạch ngắn hạn thì có nhưng dài hạn dường như là đang bị không rõ ràng

* Cái lửa quyết liệt dường như hạ nhiệt. 

Không lẽ là khủng hoảng tuổi trung niên, hệ quả của chia tay 10 năm. Dù có là gì thì Hành trình nào cũng bắt đầu bằng bước chân đầu tiên. Những tháng cuối năm sẽ là cơ hội nhìn lại mình. Vì vô thường, nên có gì để sợ ngoài việc tạo giá trị mỗi ngày và hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Bắt đầu lên kế hoạch thôi...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến