Chuẩn bị cho hành trình mới!

Chưa bao giờ tôi cảm thấy vui mừng vì những lúc " dừng" lại nhưng thế này. Dừng để suy nghĩ về bản thân, công việc và mọi thứ...đặc biệt là những mục tiêu trong công việc và cuộc đời. Có một số điều rút ra cho bản thân sau bao nhiêu năm làm việc:

1. Quy tắc 80/20
Nếu hỏi ai đó, trong những năm qua, nhận xét về bản thân trong công việc như  thế nào. Chắc chắn là rất chăm chỉ, ở đâu cũng thấy, hoạt động nào cũng có...từ MC, dancer, designer, video maker, stylish...một số lương lớn kinh nghiệm tích góp cũng như thế mạnh. Câu hỏi được đặt ra vậy công việc chính là gì? Những nổ lực ở trên đóng góp bao nhiêu % cho công việc chính này? Đã trở thành chuyên gia trong công việc chính này chưa? Tôi thật sự giật mình. Từ lúc nghỉ làm tới giờ tôi luôn cho rằng tôi giỏi và đang bị sếp dìm hàng, không cho lên chức lên lương. Thậm chí, tôi tự tin đề xuất mức lương cao và vị trí quản lý khi đi phỏng vấn. Thực tế phủ phàng, trong quá trình phỏng vấn, tôi phát hiện hình như mình còn thiếu nhiều thứ mà bản thân không nhận ra. Thì ra 80% nổ lực chỉ tạo ra 20% hiệu qủa cho công việc chính của mình. Tôi luôn tự hào về kỹ năng phụ của mình, nhưng kỹ năng chính thì chưa được phát triển tốt. Với những trãi nghiệm đáng nhớ " bị tạt nước lạnh thẳng thừng vì không đủ sức để ngồi vào vị trí quản lý, bị từ chối ngay từ vòng gửi xe, và hơn hết là những vụ về khi làm một trainer thực thụ".

Có những điều mình đã biết và những rằng bản thân đã hiểu rất rõ nhưng hoá ra bản thân chỉ hiểu nhưng chưa sâu, hay phải nói là " nông".  Có 2 sai lầm mà bản thân tự nghiệm thấy:

=> So sánh thành công của những người cùng tuổi, thậm chí nhỏ tuổi hơn và cho rằng mình cũng xứng đáng như thế. Cái áp lực khi nhìn thấy những người nhỏ tuổi, bằng tuôỉ đã là quản lý với mức lương $1000, $2000 mà bản thân thì chỉ là " Cu tí" rẻ tiền.

=> Nghe sự tân bốc của người khác về bản thân. " Anh là phải ra là quản rồi. Anh bạn em đã là quản lý khu vực rồi..anh cũng giỏi mà"...Nghe đến đây, lẽ ra tôi phải nghĩ tiếp. Người ta đã làm gì để có thành công đó. Tôi có gì để sẵn sàng cho vị trí đó. Hay thử tìm hiểu " vị trí đó, công ty yêu cầu gì?"

Trong lúc loay hoay thì tôi chợt nhớ lại câu hỏi " Anh muốn vào làm cho công ty lớn sau khi tốt nghiêp. Vậy anh có biết công ty lớn trong lĩnh vực của mình là công ty nào không? Họ yêu cầu ứng viên như thế nào??", tôi bắt đầu suy nghĩ. Vi trí đó yêu cầu kỹ năng và trình độ gì, kinh nghiệm ra sao? Tôi đang đáp ứng bao nhiêu % so với công việc đó? Tôi cần chuẩn bị gì để có những chuyên môn đó?

2. Một điều thiếu sót quan trọng nữa là bản thân không thường xuyên xem lại quá trình làm việc của mình đang bao xa so với mục tiêu đề ra?

3. Thiếu sự cam kết thực hiện: đây có thể là điểm cốt lỗi của vấn đề. Biết lý thuyết nhiều, nhưng thiết phần thực hành và cam kết liên tục thực hành.

4. Tự cho EQ cao và IQ thấp
Phần kiểm soát cảm xúc có vấn đề. Khi gặp khó khăn, công việc khó khăn, tiếp xúc với người nóng tính, hung hăng...hình như là bản thân bị mất tự tin và bị khớp toàn tập. Thể loại không thích nghe đều khó nghe và sợ bị góp ý thẳng thắn, dễ bị tổn thương. IQ thấp là lười suy nghĩ và xử lý tình huống. Tự kiểm bản thân, đi đâu cũng hay dành phần tổ chức cho người khác để khỏi phải suy nghĩ, chỉ đi theo thôi. Ngại đưa ra quyết định và thích được cho là dễ chịu. Khuyết điểm có vẻ nhiều cần cải thiện. Phải nằm lòng câu này " Leading yourself before leading others" mới mong tiến được.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến